Full width home advertisement

IT Sharing

Travel the world

Climb the mountains

Post Page Advertisement [Top]




1. CV

- NÊN viết CV bằng tiếng Anh: Thường các nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ngôn ngữ CV là tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nhưng nếu họ không yêu cầu thì bạn nên chuẩn bị 1 CV tiếng Anh thể hiện sự chuyên nghiệp của mình. Lưu ý nên nhờ 1 người giỏi tiếng Anh để check chính tả, ngữ pháp trước khi nộp nhé.

- Đối với các bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, các hoạt động ngoại khóa có liên quan đến công việc, các đồ án tốt nghiệp, các cuộc thi các bạn tham gia đều có thể giúp cho CV của bạn bắt mắt hơn với nhà tuyển dụng. Vì vậy, khi đi học đừng chỉ lao đầu vào học không, bắt đầu từ học kỳ 1 năm 3, nếu có thời gian, bạn hãy xin đi thực tập vào vài công ty để lấy kinh nghiệm, tối thiểu bạn nên làm từ 5-6 tháng.

- Mục tiêu nghề nghiệp: Đừng viết quá chung chung như muốn học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp. Đó ko phải mục tiêu, đó là nguyện vọng của bạn. Mục tiêu nghề nghiệp là cái mà bạn hướng đến trong ngắn hạn hay dài hạn. 

Ví như: Trở thành 1 Tester xuất sắc trong team, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp. Định hướng trong 3 năm sẽ thành thạo các Test case, viết được test plan và học automation test. Phấn đấu trong vòng 5 năm trở thành Senior Tester hay QC Leader của team.

2. Email

- 1 điều nhắc đi nhắc lại là email phải có tiêu đề và nội dung, đừng chỉ quăng cái CV rồi nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ gọi bạn đi phỏng vấn. 

- Nội dung email cần nêu rõ: họ tên, tìm được job ở đâu, nguyện vọng ứng tuyển, nêu ra 1 số kinh nghiệm 1 cách ngắn gọn súc tích, không quên cảm ơn nhà tuyển dụng và hy vọng họ hồi đáp (cái này có thể gọi là cover letter).

- NÊN tạo cho mình một signature cho email, nhìn email sẽ chuyên nghiệp hơn rất nhiều và nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhìn vào đó để liên lạc với bạn.

3. Đi phỏng vấn

- ĐI SỚM trước giờ phỏng vấn ít nhất 15 phút, để tránh trường hợp bị kẹt xe, xảy ra sự cố, và để chuẩn bị tinh thần tốt nhất trước khi đối diện với nhà tuyển dụng.

- Ăn mặc lịch sự, tối giản, không cần xịt nước hoa thơm phức, cũng đừng quá xuề xòa.

- Khi phỏng vấn, nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn phỏng vấn tiếng Anh mà bạn ko tự tin, đừng trả lời là TÔI KO THỂ, hãy trả lời TÔI CÓ THỂ nhưng tiếng Anh giao tiếp còn hạn chế nên xin nhà tuyển dụng thông cảm nếu tôi nói không được trôi chảy. Vì nhiều khi bạn từ chối phỏng vấn bằng tiếng Anh có nghĩa là 99.99% bạn từ chối vào vị trí đó rồi.

4. Sau buổi phỏng vấn

- NÊN có 1 email phản hồi cho nhà tuyển dụng, cám ơn họ về buổi phỏng vấn, cảm thấy rất hứng thú với công việc và mong được trả lời về kết quả. Nếu bạn ko được nhận, vẫn cứ email lại cho nhà tuyển dụng, nếu họ có công ty đối tác hoặc thấy vị trí khác phù hợp hơn với bạn, họ sẽ suggest cho bạn vì cảm thấy thái độ của bạn đủ tốt. HÃY NHỚ: Thái độ > Trình độ.

Cheers!

Src: Gaz Đinh

KỸ NĂNG TRONG CV XIN VIỆC GIÚP IT TỎA SÁNG⭐

Trong CV (Curriculum Vitae), mục kỹ năng là phần mà tuyển dụng quan tâm bởi thông qua đó. Dựa vào đoa mà nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được ứng viên có những KỸ NĂNG gì, có PHÙ HỢP với vị trí tuyển dụng hay không. Dưới đây là những kỹ năng mình muốn gợi ý đến các bạn dưới góc nhìn của một nhà tuyển dụng:

1. Hãy khởi đầu bằng trình độ chuyên môn, bằng cấp

Giữ điều này ngắn gọn và súc tích. Bạn chỉ cần liệt kê hết bằng cấp, giấy chứng nhận của bạn và thời gian nhận được, các trường bạn đã từng theo học ngành IT. Vì đây chỉ là bước tạo đà để bạn đi sâu vào những kinh nghiệm của bản thân.

2. Mô tả kỹ năng kỹ thuật

Hãy thử nghĩ xem, bạn nộp một CV cho việc làm IT không có nghĩa là bạn đã có các kỹ năng cho ngành này. Bở vậy để bạn gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng đó chính là việc bạn cần liệt kê ra những kỹ năng mà bạn có (nếu có những kỹ năng đặc biệt thì càng tốt). Đừng quên nhấn mạnh đâu là điểm mạnh của mình trong số những kỹ năng này.

3. Kinh nghiệm

Lời khuyên của tôi dành cho bạn đó chính là nên sắp xếp những kinh nghiệm của mình theo thứ tự thời gian gần đây nhất trở về sau.

Bạn cũng có thể tạo một bảng kinh nghiệm việc làm IT bao gồm: tên công ty từng làm việc, thời gian, vị trí từng đảm nhiệm, nhiệm vụ và trách nhiệm của bạn khi ở vị trí đó và đừng quên nhấn mạnh những thành tựu của bản thân khi còn ở ở vai trò này.

Những thành tựu bạn đã từng có là một trong những lợi thế giúp bạn trở nên khác biệt so với những ứng viên khác trong ngành. Vì vậy bạn nên dành một chút thời gian cho phần này. Hãy mô tả những dự án hoặc kế hoạch bạn đã đề ra cùng với kết quả mà nó mang lại, đưa ra những dẫn chứng bằng những con số thiết thực để tăng sức thuyết phục cho nhà tuyển dụng.

4. Thông tin tham khảo

Phần này bạn nên cung cấp thông tin liên lạc với những người quản lý cũ để nhà tuyển dụng có thể liên lạc với họ để hỏi về bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn sẽ đưa thông tin những người sẽ nói những điều tốt về bạn cho nhà tuyển dụng.

Với những hướng dẫn viết CV trên, Thu hy vọng bạn sẽ dễ dàng cho thấy được bạn chính là một sự lựa chọn thích hợp ngay từ đầu và hoàn toàn nhận được ấn tượng tốt từnhà tuyển dụng. Bên cạnh đó nếu CV của bạn có những kỹ năng đa dạng sẽ có ưu thế hơn so với những các ứng viên khác. Vì vậy, đừng bỏ lỡ cơ hội gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi điền kỹ năng trong CV xin việc bạn nhé! Chúc các bạn thành công

Scr: Thu Hiền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bottom Ad [Post Page]